Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Thủ tục nộp lại, thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động

Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay còn gọi là Giấy phép xuất khẩu lao động là một loại giấy phép bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài để làm việc theo chế độ hợp đồng. Vậy muốn thu hồi lại giấy phép xuất khẩu lao động cần những thủ tục gì? Công ty Tư vấn Blue Nghệ An xin chia sẻ các bước về việc thủ tục nộp lại, thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động như sau.

thu hoi

Nguồn Internet

1. Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép xuất khẩu lao động

– Không làm thủ tục đổi Giấy phép xuất khẩu lao động khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc không được đổi Giấy phép do không được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận đổi.

– Không đảm bảo một, một số hoặc tất cả các điều kiện được cấp Giấy phép sau:

+ Không đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định. Mức vốn điều lệ tối thiểu đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 05 tỷ đồng.

+ Không trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Không đảm bảo mức tiền ký quỹ tại ngân hàng. Mức ký quỹ là một trong những điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Mức ký quỹ trong thời gian hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp luôn ở mức 01 tỷ đồng.

+ Không có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép.

– Vi phạm một trong các quy định sau:

+ Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

+ Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

+ Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

+ Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

+ Doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với người lao động.

2. Thẩm quyền ra quyết định thu hồi

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là người trực tiếp ký quyết định thu hồi Giấy phép xuất khẩu lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ thuộc các trường hợp Luật Thành Đô đã nêu tại phần 1 mục II.

3. Nơi tiếp nhận Giấy phép bị thu hồi

Giấy phép xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp vi phạm sau khi bị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ra quyết định thu hồi thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp lại giấy phép tại Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

4. Trình tự thu hồi

Bước 1: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép.

Bước 2: Công bố Quyết định thu hồi Giấy phép trên một trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp và phải thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy phép cho Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Bước 4: Doanh nghiệp báo cáo về các hợp đồng đang còn hiệu lực, số lượng người lao động đang làm việc ở nước ngoài; số lượng người lao động đã tuyển chọn đối với những hợp đồng còn hiệu lực, các khoản đóng góp của người lao động đã được tuyển chọn để đưa đi làm việc ở nước ngoài; việc đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng còn hiệu lực.

Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước (chủ yếu liên quan đến việc đóng thuế) và trách nhiệm đối với người lao động theo các hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản đến Cục quản lý lao động ngoài nước về việc hoàn thành nghĩa vụ kèm theo các tài liệu chứng minh việc hoàn thành các nghĩa vụ đó.

Bước 6: Cục quản lý lao động ngoài nước xem xét và có văn bản để doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.

5. Hậu quả pháp lý

Doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy phép sẽ không được phép sẽ chịu các hậu quả pháp lý liên quan tới việc thu hồi giấy phép như sau:

– Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép không được tiếp tục các hoạt động liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

– Nếu đủ điều kiện về vốn pháp định, đủ điều kiện được cấp Giấy phép theo quy định và đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác thì sau 02 (hai) năm kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép có thể được xem xét cấp lại Giấy phép xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép do vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động thì phải sau 03 (ba) năm mới có thể được xem xét cấp lại Giấy phép.

Trên đây là những thông tin về trình tự thủ tục nộp lại, thu hồi giấy phép xuất khẩu lao độngcông ty Tư vấn Blue Nghệ An chia sẻ cùng quý vị. Mọi chi tiết chưa rõ quý vị hãy liên hệ với công ty Tư vấn Blue Nghệ An để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon