Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần tại Nghệ An

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Thủ tục chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là một trong những thủ tục phức tạp. Trước hết là vì cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gồm nhiều thành viên, có sự hạn chế chuyển nhượng đối với các cổ đông sáng lập. Đồng thời, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều loại cổ phần như cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần hoàn lại,…nên điều kiện và các thủ tục có hơi phức tạp hơn. Bài viết này công ty Tư vấn  Blue tại Nghệ An xin chia sẻ đến quý khách hàng những điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn công ty cổ phần tại Nghệ An

images (5)

                                                                                                                                     Nguồn Internet

1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần của cổ đông.

“d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.” ( Điểm d, khoản 1 Điều 110 LDN 2014).

tại khoản 3 Điều 119 LDN 2014 quy định về chuyển nhượng như sau:

“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”

Như vậy, trong 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập công ty thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập còn lại. Trường hợp cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.

Đối với cổ phần có thêm sau khi thành lập của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng không bị hạn chế về sự đồng ý của các cổ đông sáng lập khác.

Khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp điều phải phải nộp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với sở kế hoạch đầu tư.

Cổ đông không phải là cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho nhau thì không phải thông báo với sở kế hoạch đầu tư mà chỉ thực hiện việc chuyển nhượng nội bộ lưu tại văn phòng công ty và thay đổi thông tin cổ đông trong sổ cổ đông.

2. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, các cổ đông cần thực hiện các bước sau:

– Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

– Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

– Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định.

Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông:

– Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.

– Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).

3. Mức thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác”.

Theo quy định tại điều 16 thông tư 92/2015/TT-BTC thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán là 0.1%

“Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.”

Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

– Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng tại sở giao dịch chứng khoán thì Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo quy định.

– Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế.

– Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế.

– Các trường hợp còn lại thì cá nhân khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi các nội dung đăng ký của doanh nghiệp.

– Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo tương ứng đối với một số trường hợp thay đổi

+ Danh sách cổ đông sáng lập sau khi thay đổi đối với trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập/tỷ lệ vốn góp. Kèm theo:

+ Bản sao CMND /Hộ chiếu còn hiệu lực của cổ đông mới là cá nhân/Giấy CN ĐKDN của cổ đông mới là tổ chức và quyết định;

+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty (trường hợp thay đổi cổ đông do chuyển nhượng)

+ Văn bản chứng nhận việc thừa kế hợp pháp của người nhận thừa kế (trường hợp thay đổi cổ đông do thừa kế)

+ Hợp đồng tặng cho phần vốn góp và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc tặng cho (trường hợp thay đổi cổ đông do tặng cho cổ phần)

– Báo cáo tài chính tại kỳ gần nhất (đối với trường hợp thay đổi giảm vốn điều lệ); Báo cáo tài chính được xác nhận của kiểm toán độc lập (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ của cty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%)

– Bản sao Điều lệ đã sửa đổi của công ty

Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố thông tin tại sở kế hoạch đầu tư.

Công bố thông tin là thủ tục bắt buôc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Kết quả doanh nghiệp nhận được:

– Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

– Biên lai công bố và giấy biên nhận công bố thông tin;

– Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;

Lưu ý: Khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng hết cổ phần thông tin về cổ đông sáng lập đó sẽ không mất đi trên giấy xác nhận và thông tin về số cổ phần sở hữu sẽ là 0.

Thủ tục cần làm sau khi chuyển nhượng:

– Kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần.

Trên đây là những chia sẻ về điều kiện và thủ tục cần thiết khi chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần tại Nghệ An công ty Tư vấn Blue xin gửi đến quý khách hàng, mọi vấn đề cần thiết xin liên hệ công ty Tư vấn Blue tại Nghệ An, chúng tôi rất hân hạnh.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon