Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Các điều kiện để thành lập công ty mới nhất năm 2019

Nếu bạn có ý định thành lập công ty và bạn đang gặp rất nhiều khó khăn về hồ sơ, thủ tục, loại hình, vốn điều lệ thay đổi trong năm 2019, thì bài viết sau đây của Tư vấn Blue Nghệ An về các điều kiện để thành lập công ty mới nhất năm 2019 có thể giúp bạn giải quyết được những vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

tl

Ảnh minh họa

1.Điều kiện về chủ thể thành lập công ty.

Đối với chủ doanh nghiệp là công dân nước việt nam hoặc người nước ngoài định cư tại việt nam :

  • Các doanh nghiệp .
  • Các cơ quan , tổ chức , cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .
  • Đối với thương nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO.
  • Thành lập công ty liên doanh tại với cá nhân, tổ chức tại Việt Nam.
  • Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

2.Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố :

  • Loại hình doanh nghiệp bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , công ty cổ phần (Công ty CP) , công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) (điều 38 trong luật doanh nghiệp).
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt, các chữ F, J, Z, W và các kí hiệu.
    Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Các điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :

  • Đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống , văn hóa , thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3.Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký.

Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

4.Điều kiện về địa điểm kinh doanh.

– Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Trụ sở công ty không được sử dụng chung cư, khu tập thể trừ trường hợp chung cư, khu tập thể được xây dựng phục vụ mục đích cho thuê văn phòng.

5.Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty.

– Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.

– Với những ngành, nghề không yêu cầu thì vốn của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý: Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 có sự thay đổi so với Luật doanh nghiệp cũ là: Các doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập. Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: Doanh nghiệp không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông/thành viên nào không góp thì không còn là thành viên/cổ đông của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng.

6.Điều kiện về con dấu.

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức và số lượng con dấu nhưng phải đảm bảo những thông tin sau :

  • Tên doanh nghiệp.
  • Mã số doanh nghiệp.
  • Trước khi sử dụng con dấu cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của việc thành lập công ty

Ưu điểm nổi bật của việc thành lập công ty:

+ Doanh nghiệp sẽ được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng mà hộ kinh doanh không thể làm được. So với việc đăng kí hộ kinh doanh thì việc thành lập doanh nghiệp sẽ có quy mô rộng công việc kinh doanh cũng như địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn và sẽ được phép xuất, nhập khẩu.

+ Số lượng lao động khi thành lập doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế. Trong khi hộ kinh doanh thì sẽ không được phép quá 10 người. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty chỉ trừ những doanh nghiệp tư nhân thì sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn.

Nhược điểm khi thành lập công ty:

+ Doanh nghiệp cần phải làm báo cáo thuế cũng như làm sổ sách kế toán, đóng thuế hàng quý cùng với thuế môn bài thường niên theo đúng quy định của pháp luật.

+ Doanh nghiệp cần phải chấp hành và thực hiện đầy đủ mọi quy định của luật doanh nghiệp.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon