Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Thành lập doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở 1 nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào những lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế tri thức. Theo Điều 15 Luật Đầu tư 2014, Doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Công ty Tư vấn Blue Nghệ An xin gửi đến quý vị một số thông tin về việc thành lập doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau.

1cc2

Nguồn Internet

Các đặc trưng về việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.

Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp: Nếu nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.

Về phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

 Các tiêu chí để xác định doanh nghiệp công nghệ cao:

Căn cứ Điều 75 Luật Đầu tư 2014, Khoản 1 Điều 18 của Luật công nghệ cao 2008 và Điều 1 Quyết định 19/2015/QĐ-TTg ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp công nghệ cao khi đáp ứng được các điều kiện sau:

– Thứ nhất: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển (Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được quy định tại Quyết định 66/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; và được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 13/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

– Thứ hai: Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.

– Thứ ba: Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm.

– Thứ tư: Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.

– Thứ năm: Số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.

 Ưu đãi dành cho doanh nghiệp công nghệ cao

– Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với dự án đầu tư mới mà tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư là doanh nghiệp công nghệ cao thì sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

– Căn cứ điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, doanh nghiệp công nghệ cao được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm.

– Căn cứ khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, khoản 6 Điều 5 Thông tư 83/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2014, doanh nghiệp công nghệ cao được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư nước ngoài:

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao gồm có:

– Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

– Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công nghệ cao.

Trên đây là những thông tin và các bước thành lập doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàicông ty Tư vấn Blue Nghệ An muốn chia sẻ với quý vị. Những vấn đề còn chưa rõ, quý vị hãy liên hệ với công ty Tư vấn Blue Nghệ An để được hướng dẫn thêm nhé.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon