Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Những lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp là việc làm thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp từ loại hình này sang một loại hình khác. Tuy nhiên không phải bất kỳ loại hình nào cũng có thể chuyển đổi cho nhau. Luật doanh nghiệp 2014 chỉ thừa nhận việc chuyển đổi theo 3 hình thức:

  • Chuyển đổi từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần;
  • Chuyển đổi từ Công ty cổ phần sang Công ty TNHH;
  • Chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân sang Công ty TNHH.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, công ty Tư vấn Blue xin đưa ra những điểm lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Điều kiện và thủ tục chuyển đổi hình thức công ty

Một công ty, từ khi ra đời cho đến khi chấm dứt hoạt động, luôn có mối quan hệ với Nhà nước. Quan hệ mang tính tất yếu này thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích chung cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chính công ty và thành viên hoặc các thành viên của công ty, và người thứ ba. Để đảm bảo mục đích quản lý Nhà nước, mục đích điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp, cũng như thủ tục chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

Đối với các loại hình công ty mà thành viên của nó có trách nhiệm hữu hạn, thì số vốn phải góp theo cam kết chính là giới hạn trách nhiệm. Việc chuyển đổi hình thức công ty luôn tiềm ẩn sự ảnh hưởng đến người thứ ba, do vậy, việc quy định bắt buộc thành viên hoàn thành nghĩa vụ trước khi công ty thực hiện việc chuyển đổi là điều rất quan trọng.

Liên quan đến vấn đề an sinh xã hội mà căn bản là vấn đề việc làm, hoặc xuất phát từ quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, nhà lập pháp thường quy định điều kiện đảm bảo kế thừa nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ lao động.

Để tránh việc lợi dụng chuyển đổi hình thức công để trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm của các thành viên, pháp luật có thể quy định điều kiện về trách nhiệm liên đới của thành viên sáng lập của công ty được chuyển đổi.
Về căn cứ chuyển đổi: Đối với trường hợp chuyển đổi tự nguyện, việc chuyển đổi hoàn toàn do chủ sở hữu công ty quyết định. Do vậy, căn cứ chuyển đổi chính là quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên… tùy thuộc vào loại hình công ty; Đối với trường hợp chuyển đổi bắt buộc, căn cứ chuyển đổi chính là sự kiện pháp lý làm thay đổi kết cấu công ty dẫn đến công ty không đáp ứng được các điều kiện bắt buộc mà nhà lập pháp đã đề ra. Như vậy có thể nói việc chuyển đổi hình thức công ty không thể không đặt ra và không thể có sự ngăn cản của pháp luật đối với việc chuyển đổi hình thức công ty nếu không có lý do chính đáng từ phía cộng đồng. Ở mỗi quốc gia đều có các quy định về chuyển đổi hình thức công ty đa dạng và có thủ tục với những nét riêng biệt do nhu cầu bảo vệ cộng đồng và các chủ nợ phù hợp với mô hình của hệ thống pháp luật tại nước đó.

Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN

Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế) như kết quả sản xuất kinh doanh hoặc chuyển lỗ…

Nội dung chủ yếu của giấy đề nghị chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giấy đề nghị chuyển đổi trong bộ hồ sơ bắt buộc phải có tối thiểu các nội dung sau:

  • Tên công ty được chuyển đổi;
  • Tên công ty chuyển đổi (nếu công ty dự định thay đổi tên khi chuyển đổi);
  • Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ hiện hành và vốn điều lệ sau khi huy động thêm vốn góp, hoặc cổ phần;
  • Hình thức chuyển đổi;Họ và tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân, hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty;Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Lưu ý khi chuyển đổi loại hình công ty

Khi chuyển đổi loại hình công ty sẽ làm thay đổi con dấu;

Theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp phải thông báo tới sở KHĐT trong vòng 10 ngày kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình công ty có thể làm thay đổi thông tin trên hóa đơn nên cần lưu ý để in hóa đơn mới hoặc làm thủ tục thay đổi thông tin trên hóa đơn theo quy định.

Mọi vấn đề vướng mắc về những lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon