Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Phân biệt đại lý và nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mới mẻ, gần đây được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, tuy vậy vẫn còn khá nhiều nhầm lẫn giữa hình thức này và hoạt động đại lý. Có rất nhiều người chưa rõ về vấn đề này, chính vì vậy Tư vấn Blue Nghệ An muốn gửi đến quý vị các thông tin rõ hơn để phân biệt đại lý và nhượng quyền thương mại như sau.

phan

Ảnh minh họa

Nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, được hiểu là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền;

– Quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

– Đại lý (hay Đại lý thương mại) được quy định tại Điều 166 Luật Thương mại 2005, là một hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lý (thường là một doanh nghiệp, công ty có sản phẩm, dịch vụ cần bán) và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng cho bên giao đại lý để hưởng thù lao.

Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại:

+ Bên nhận quyền phải tổ chức hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng sản phẩm theo yêu cầu, quy định của Bên nhượng quyền thương mại, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền thương mại.

+ Bên nhận quyền chịu sự kiểm tra, giám sát và được nhận sự hỗ trợ từ Bên nhượng quyền thương mại đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.

+ Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại) cho Bên nhượng quyền thương mại.

Đặc điểm cơ bản của hoạt động làm đại lý:

+ Bên Đại lý là đơn vị: nhận hàng hóa của Bên Giao đại lý để bán, nhận ủy quyền của Bên Giao đại lý để cung ứng dịch vụ thuộc quyền kinh doanh của Bên Giao đại lý, hoặc nhận tiền của Bên Giao đại lý để mua hàng cho Bên Giao đại lý.

+ Bên Giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho Bên Đại lý.

+ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, Bên Đại lý được nhận thù lao làm đại lý do Bên Giao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thức sau: hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng làm đại lý.

Sự khác nhau cơ bản giữa đại lý và hoạt động nhượng quyền thương mại

1. Hoạt động nhượng quyền thương mại

– Bên nhận quyền phải tổ chức hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng sản phẩm theo yêu cầu, quy định của bên nhượng quyền thương mại, gắn với nhãn hiệu hàng hóa.

– Bên nhận quyền chịu sự kiểm tra, giám sát và được nhận sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền thương mại đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.

– Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định tại Hợp đồng Nhượng quyền thương mại) cho bên nhượng quyền thương mại.

2. Hoạt động làm đại lý

– Bên Đại lý là đơn vị: nhận hàng hóa của bên giao đại lý để bán, nhận ủy quyền của bên giao đại lý để cung ứng dịch vụ thuộc quyền kinh doanh của bên giao đại lý, hoặc nhận tiền của bên giao đại lý để mua hàng cho bên giao đại lý.

– Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.

– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý được nhận thù lao làm đại lý do bên giao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng làm đại lý.

Như vậy, có thể rút ra mấy điểm khác biệt như sau:

– Hoạt động đại lý thiên về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ bên giao đại lý, còn hoạt động nhượng quyền thương mại thiên về việc tổ chức điều hành kinh doanh gắn liền với các yếu tố mang tính thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại (không nhất thiết phải phân phối trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ bên nhượng quyền thương mại, có thể thực hiện theo chỉ định của bên nhượng quyền thương mại).

– Về tài chính và chịu trách nhiệm pháp lý thì tách bạch rõ giữa bên nhận quyền với bên nhượng quyền thương mại. Đối với hoạt động đại lý, thì bên giao đại lý vẫn có trách nhiệm liên đới đối với hoạt động kinh doanh của bên đại lý liên quan đến hàng hóa mà mình đã giao, hoặc đối với hành vi ủy quyền cung ứng dịch vụ.

– Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại. Ngược lại, bên làm đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý.

Các thông tin để phân biệt đại lý và nhượng quyền thương mại Tư vấn Blue Nghệ An chia sẻ trên, hy vọng sẽ  giúp ích cho  quý vị nhiều hơn trong vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon