Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Khái niệm về nhãn hiệu

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường hội nhập, người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cho mình. Việc phân biệt các sản phẩm, dịch vụ đó bằng các tên gọi khác nhau giúp cho người tiêu dùng và nhà quản lý phân biệt được các sản phẩm cùng loại với nhau nhưng có xuất xứ khác nhau. Và xuất phát từ việc muốn bảo vệ quyền lợi tối ưu cho sản phẩm, dịch vụ của mình, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về  Nhãn hiệu là vô cùng cần thiết và phải làm.

Với đội ngũ chuyên viên sở hữu trí tuệ chuyên môn giỏi, khả năng hỗ trợ tối ưu nhất sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng và yên tâm khi sử dịch dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Nghệ An.

Khái niệm về nhãn hiệu

                       Khái niệm về nhãn hiệu

Khái niệm nhãn hiệu.

  • Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. “Nhãn hiệu” là thuật ngữ dùng trong tài liệu này để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy có thể hiểu nhãn hiệu là công cụ maketing hiệu quả của doanh nghiệp, nhìn vào nhãn hiệu ấy, người tiêu dùng, người sử dụng sản phẩm có thể hiểu được, nhãn hiệu đó là của doanh nghiệp nào sản xuất, hay kinh doanh.

Phân loại nhãn hiệu:

  • Nhãn hiệu được phần thành các loại như sau:
  1. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  2. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ: lươn Nghệ An, cu đơ Hà Tĩnh, phở Nam Định.
  3. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Ví dụ: doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu là NISSAN cho dòng ô tô của mình, thì sau đó doanh nghiệp đó được tiếp tục ưu tiên đăng kí nhãn hiệu NISSANN, NISSAN.
  4. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ: BKAV, VEDAN.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon