Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng tại Nghệ An

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Thông qua việc khuyến khích hoạt động sáng tạo và phổ biến các sáng tạo, công chúng được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học. Công ty Tư vấn Blue xin được chia sẻ với quý vị các thông tin và thủ tục bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng tại Nghệ An.

ung dung

Ảnh minh họa

Khái niệm tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì khái niệm tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng được quy định cụ thể như sau:

– Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

hủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;

+ Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

+ Biên bản cam đoan của tác giả;

+ Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tạo ra trên cơ sở giao việc;

+ Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

+ Tác phẩm cần đăng ký (2 bản) và giải trình về tác phẩm (2 bản)

Một số quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn, tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tượng tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện triên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Theo Điều 3 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 về hoạt động mỹ thuật, tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm: Hội họa (tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu,màu nước, giấy dó và các chất liệu khác); Đồ họa (tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su,khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác); Điêu khắc (tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng); Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác (video art; sắp đặt video; sắp đặt ánh sáng; vẽ trên cơ thể người; nghệ thuật trình diễn – performance art).

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:

Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định một loạt các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả: Chiếm đoạt quyền tác giả; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh; Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Bảo vệ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:

Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có mức xử phạt đối hành vi vi phạm quyền tác giả cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm, 500 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Điều 171a Bộ Luật hình sự quy định hình phạt đối với hành vi sao chép, phân phối với quy mô thương mại, hình phạt cao nhất là phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm.

Theo quy định của pháp luật, chủ thể quyền tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền của mình: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật; Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Hãy liên hệ với công ty Tư vấn Blue Nghệ An chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ… 

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon