Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Thủ tục tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp tại Nghệ An

Hiện nay tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi cùng với nền kinh tế thị trường, các công ty có thể ngày càng phát triển, nhưng cũng có những công ty phải tạm ngừng hoạt động một thời gian hoặc ngừng hẳn. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh không khó nhưng nếu doanh nghiệp không nắm rõ các thủ tục và hồ sơ sẽ gặp nhiều khó khăn, làm chậm thời gian muốn tạm ngừng kinh doanh của công ty. Bài viết này Tư vấn Blue Nghệ An mong muốn chia sẻ cùng quý vị thủ tục tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp tại Nghệ An.

tải xuống (11)

Nguồn Internet

Điều kiện để doanh nghiệp được đăng ký tạm ngừng hoạt động:

– Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngừng doanh nghiệp, trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.

– Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 15 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chậm nhất ngày 31/8 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Doanh nghiệp phải đăng ký tạm ngừng hoạt động cho đơn vị phụ thuộc khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
Như vậy, khi đăng ký tạm ngừng hoạt động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đều phải gửi thông báo tạm ngừng hoạt động cho đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đơn vị phụ thuộc đặt trụ sở.

Thời hạn tạm ngừng hoạt động:

Thời hạn tạm ngừng hoạt động cho doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2, Điều 57 Luật doanh nghiệp năm 2014, theo đó doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

Lưu ý: Việc gửi thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong năm tiếp theo vẫn phải tuân thủ điều kiện về việc thông báo trước 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Các vấn đề về thuế khi tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện việc kê khai và nộp thuế như sau:

Về thuế môn bài:

– Không phải nộp tiền thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài trong trường hợp tạm ngừng đầy năm.

– Trường hợp tạm ngừng hoạt động không tròn năm thì vẫn phải thực hiện nộp tiền thuế và tờ khai đầy đủ theo quy định

Về tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn từ thời điểm được Phòng đăng ký kinh doanh xác nhận doanh nghiệp đang tạm ngừng.

Báo cáo tài chính

Doanh nghiệp tạm ngừng trong vòng 1 năm không phải thực hiện nộp báo cáo tài chính. Trường hợp tạm ngừng không đầy năm vẫn phải nộp báo cáo tài chính cho phần thời gian doanh nghiệp chưa đăng ký tạm ngừng.
Thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động

Một số quy định khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Đối với công ty TNHH 01 Thành viên, Doanh nghiệp tư nhân:

+ Thông báo của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)

+ Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)

Đối với công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên, công ty cổ phần:

+ Thông báo của công ty về việc tạm ngừng (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu)

+ Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Quyết định của Hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty. (Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký, đóng dấu)

+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty. (Tất cả các thành viên hoặc cổ đông trong công ty cùng ký.)

Nơi nộp và thời gian xử lý hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố doanh nghiệp đặt trụ sở

Thời gian xử lý hồ sơ:Trong vòng 03 ngày nộp lên Sở kế hoạch và Đầu tư, không tính ngày đi nộp

Tư vấn Blue Nghệ An hy vọng bài viết sẽ giúp quý khách hàng làm thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp được nhanh chóng và chính xác hơn. Cảm ơn quý vị đã đồng hành cùng Tư vấn  Blue Nghệ An.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon