Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh của công ty cổ phần

Bạn là người chủ doanh nghiệp, bạn luôn biết nắm bắt những cơ hội về mở rộng thị trường, mở rộng lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp của mình, đó chính là nhu cầu thiết thực để bạn nâng tầm thương hiệu.Công ty Tư vấn Blue Nghệ An xin chia sẻ tới quý vị những thông tin về việc thành lập chi nhánh khác tỉnh mà cụ thể hơn là thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh của công ty cổ phần như sau.

vp1

Nguồn Internet

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2014

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp

Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Thứ 1: Hình thức hoạt động

Có 2 hình thức hoạt động mà doanh nghiệp của bạn có quyền lựa chọn đó là Hình thức hoạch toán độc lập và Hình thức hoạch toán phụ thuộc mỗi hình thức có 1 đặc điểm riêng biệt khác nhau như:

1. Hình thức hoạch toán độc

Chi nhánh có đủ các thẩm quyền kinh doanh trong nội dung hoạt động mà công ty mẹ đăng ký cho bao gồm cả ký hợp đồng và xuất hóa đơn cho đối tác

2. Hình thức hoạch toán phụ thuộc

Chi nhánh hoạt động theo hình thức hoạch toán phụ thuộc thì chỉ phải kê khai thuế và nộp thuế môn bài, các khoản thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoạch toán và kê khai về công ty mẹ

Vì là có 2 hình thức hoạt động nên khi người chủ doanh nghiệp đăng ký hoạt động chi nhánh khác tỉnh nên lựa chọn và cân nhắc kỹ càng khi thực hiện để tránh trường hợp sau khi thành lập xong đi vào hoạt động 1 thời gian lại có giấy thông báo về việc nợ tờ khai thuế từ cơ quan thuế chủ quản. Nên dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn thêm về cách trình bày và soạn thảo hồ sơ tới bạn.

Thứ 2: Lựa chọn ngành nghề hoạt động của chi nhánh

Thông thường thì 1 doanh nghiệp sẽ đăng ký hoạt động nhiều ngành nghề nên khi đăng ký hoạt động ngành nghề của chi nhánh chỉ được đăng ký những ngành nghề cuả công ty mẹ đang có

Thứ 3: Thứ tự trình bày của văn bản đăng ký

Bạn phải trình bày nội dung của thông báo và mẫu tờ khai theo thứ tự hợp lý và chính xác nhất như: mã số thuế hay mã số doanh nghiệp, địa chỉ công ty mẹ, tên công ty mẹ, tên chi nhánh dự định, địa chỉ trụ sở chi nhánh, phạm vi hoạt động của chi nhánh, họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty mẹ…

Thứ 4: Cách thức nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Sau khi soạn thảo đầy đủ những hồ sơ, như Việt Luật nêu ở phần dưới về thành phần hồ sơ, thì bạn cần cần kiểm tra lại thật kỹ những thông tin và giấy tờ cần thiết để tránh trường hợp thiếu sót, sẽ gây phiền toái khi nộp. Nếu bạn thành lập chi nhánh khác tỉnh nằm trong khu vực Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì ngoài cách nộp hồ sơ trực tiếp đó là bạn mang hồ sơ tới Phòng đkkd của Sở kế hoạch đầu tư thành phố để nộp thì bạn có thể nộp hồ sơ qua mạng, đây là hình thức nộp online được đưa vào sử dụng không lâu tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho bạn rất nhiều

 Hồ sơ đăng ký

Theo quy định tại khoản 1 điều 33, Hồ sơ đăng kí hoạt động của chi nhánh gồm những tài liệu sau:

– Thông báo lập chi nhánh

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng quản trị

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh

Đối với Thông báo thành lập chi nhánh cần có các nội dung sau:

  • Mã số doanh nghiệp.
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập.
  • Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Thông tin đăng ký thuế.
  • Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục đăng ký.

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định và nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động

Bước 2: Bộ phận một của nhận hồ sơ thành lập chi nhánh và trả giấy biên nhận

Bước 3: Phòng Đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thành lập chi nhánh

+ Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung: Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.

+ Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận: Phòng đăng ký doanh nghiệp nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

Bước 4: Trả kết quả thành lập chi nhánh công ty:

Bước 5: Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh hoặc thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp – thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Ngoài cách nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng kí doanh nghiệp, bạn cũng có thể thực hiện thủ tục đăng kí hoạt động chi nhánh thông qua việc đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Các vấn đề cần chi tiết cụ thể hơn về thủ tục thành lập chi nhánh khác tỉnh của công ty cổ phần quý vị hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên công ty Tư vấn Blue Nghệ An để được hướng dẫn nhé.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon