Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Những điều cần biết về loại hình công ty hợp danh tại Nghệ An và Hồ sơ thành lập

Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014 đã định nghĩa công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Tư vấn  Blue xin chia sẻ những điều cần biết về loại hình công ty hợp danh tại Nghệ An và hồ sơ thành lập như sau:

Hình minh họa (Nguồn internet)

Hình minh họa (Nguồn internet)

Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên

Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm này không bị giới hạn đối với bất kỳ thành viên nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, công ty sẽ chuyển thành công ty hợp vốn đơn giản.

Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Về phát hành chứng khoán

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, khả năng huy động vốn của công ty hợp danh là rất hạn chế.

Về tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Công ty hợp danh có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên công ty. Các thành viên công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang công ty và tài sản hình thành trong quá trình công ty hoạt động là tài sản của công ty.

Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Về quyền quản lý, điều hành công ty hợp danh

Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Trong quá trình hoạt động công ty, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó biết hết về hạn chế đó.

Thành viên góp vốn không được tham gia vào việc điều hành công ty.

Tiếp nhận thành viên mới

Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.

Nhận xét về loại hình công ty hợp danh

Ưu điểm:

  • Công ty hợp danh được xây dựng trên cơ sở uy tín và tài sản của thành viên hợp danh. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình, khi đến hạn nợ, chủ nợ có thể yêu cầu thành viên hợp danh thanh toán nghĩa vụ tài sản. Điều này có thể tạo lòng tin lớn đối với đối tác kinh doanh và chủ nợ.
  • Các thành viên công ty hợp danh có mối quan hệ với nhau từ trước, có sự hiểu biết tin tưởng lẫn nhau. Thành viên công ty hợp danh không nhiều. Bởi vậy việc quản lý, điều hành công ty không phức tạp.
  • Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty. Tất cả thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật.
  • Vừa có thành viên hợp danh (những người có trình độ chuyên môn), vừa có thành viên góp vốn (những người có nhiều vốn), công ty hợp danh đáp ứng được nhu cầu cần có để kinh doanh hiệu quả.

Nhược điểm

  • Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, cho nên rủi ro trong kinh doanh của thành viên hợp danh là rất cao
  • Công ty hợp danh không được phát hành các loại chứng khoán, nên khả năng huy động vốn cũng không cao.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh tại Nghệ An.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền

Nộp hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An hoặc qua cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Mọi vấn đề chưa rõ về loại hình công ty hợp danh, quý vị hãy liên hệ Tư vấn  Blue Nghệ An để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon