Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh tại Nghệ An

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Tư vấn Blue xin tư vấn Hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh tại Nghệ An như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Đặc điểm pháp lý địa điểm kinh doanh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì: Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân và chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của Công ty cũng như nội dung đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không đồng thời là địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Việc thành lập khác địa giới hành chính Tỉnh/Thành phố doanh nghiệp phải chuyển sang hình thức khác như: công ty hoặc chi nhánh.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Khi tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ với các nội dung chính sau đây:

1. Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11 – Thông báo về việc đăng ký hoạt động của Chi nhánh ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp). Nội dung thông báo gồm:

  • Tên doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ trụ sở chính của Công ty;
  • Thông tin của địa điểm kinh doanh dự định thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh ty dự định thành lập: Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng Việt; Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài; Tên địa điểm kinh doanh viết tắt; Địa chỉ trụ sở địa điểm kinh doanh và Thông tin về số điện thoại, Email, Website, Fax (nếu có).

Chú ý: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Họ, tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin về Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân khác; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Chỗ ở hiện tại của cá nhân; và Chức danh của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
  • Chi nhánh chủ quản đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty.
  • Thông tin đăng ký thế, bao gồm: Địa chỉ nhận thông báo thuế; Ngày bắt đầu hoạt động; Hình thức hoạch toán; Năm tài chính; Tổng số lao động; Đăng ký xuất nhập khẩu; Thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản kho bạc; Thông tin các loại thuế phải nộp và Nội dung hoạt động chính của địa điểm kinh doanh;
  • Họ và tên, chức danh, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

Hợp đồng dịch vụ tư vấn: Trường hợp doanh nghiệp thuê các đơn vị tư vấn thực hiện; nếu là nhân viên công ty đi thực hiện thì chuẩn bị chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu của công ty.

Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệp thực hiện theo các bước như sau:

Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

  • Doanh nghiệp nhận Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ từ Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo yêu cầu bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký qua mạng:

  • Phòng đăng ký kinh doanh gửi Thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ tới tài khoản khai hồ sơ qua mạng của doanh nghiệp (mục danh sách các thông báo từ cơ quan đăng ký kinh doanh).
  • Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo yêu cầu bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử

Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:

Đối với hồ sơ nộp trực tiếp: Đến ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy chứng nhận Địa điểm kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Đối với hồ sơ nộp qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng: Doanh nghiệp có thể nhận trực tiếp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của tại Phòng ĐKKD hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

Đối với hồ sơ nộp qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh gửi Thông báo bằng email tới người nộp hồ sơ về việc hồ sơ đăng ký qua mạng đã hợp lệ, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc hồ sơ được chấp thuận mà Phòng đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy của doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Mọi vấn đề vướng mắc về nội dung hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh tại Nghệ An, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon