Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Đại biểu quốc hội được quyền đòi hỏi và yêu cầu cung cấp thông tin

Đây là một trong những nội dung được đưa ra dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận trong phiên họp thứ 40 vào sáng 11/8.Nội dung của phiên thảo luận sáng 11/8 tập trung vào 2 vấn đề lớn là quy định về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và quy định về chất vấn và xem xét trả lời chất vấn.

Đại biểu quốc hội được quyền đòi hỏi và yêu cầu cung cấp thông tin

Đại biểu quốc hội được quyền đòi hỏi và yêu cầu cung cấp thông tin

Về vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn.

  • Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng tại Điều 80 của Hiến pháp và Điều 32 của Luật tổ chức Quốc hội đã quy định người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp, hoặc tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
  • Do vậy, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân ở Việt Nam và phù hợp với quy định tại Điều 80 của Hiến pháp, dự thảo Luật đã quy định về việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét trên cơ sở cân nhắc một cách toàn diện các vấn đề có liên quan; đồng thời sửa đổi, bổ sung quy trình chất vấn và trả lời chất vấn cụ thể hơn để phù hợp với quy định của Hiến pháp, nếu đại biểu chưa đồng ý với việc trả lời chất vấn thì tiếp tục chất vấn lại về nội dung đã chất vấn; người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời chất vấn mà không được ủy quyền cho người khác trả lời thay (các điều 16, 27, 61 và 70 của dự thảo Luật).
  • Tuy nhiên, một số đại biểu có ý kiến cho rằng việc lựa chọn nhóm vấn đề để đưa ra chất vấn trước Quốc hội khó bảo đảm sự khách quan, khó phản ánh hết ý chí của đại biểu và của cử tri mà phải quy định trách nhiệm của người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp tại phiên họp trả lời chất vấn. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần phải bổ sung vào dự án Luật là các kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội cũng là căn cứ để tổ chức chất vấn thay vì chỉ là căn cứ vào yêu cầu, kiến nghị của đại biểu Quốc hội như hiện nay. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội chất vấn những vấn đề không thuộc nhóm trả lời chất vấn, thì người được chất vấn phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Về quyền chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ:

  • Chỉ có đại biểu Quốc hội mới có quyền chất vấn, và đại biểu Quốc hội được đòi hỏi, yêu cầu cung cấp thông tin đối với tất cả cơ quan tổ chức cá nhân nào mà đại biểu Quốc hội muốn, chứ không phải chỉ riêng đối với người bị chất vấn. Và người bị đòi hỏi có trách nhiệm phải trả lời.

Về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội.

  • HĐND bầu hoặc phê chuẩn, đa số ý kiến tán thành Luật chỉ nên quy định chung có tính nguyên tắc; còn quy trình, thủ tục cụ thể như thế nào sẽ thực hiện theo Nghị quyết 85 của Quốc hội. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị việc bỏ phiếu tín nhiệm phải được quy định cụ thể ngay trong Luật này.
  • Bà Trương Thị Mai phân tích: “Bỏ phiếu tín nhiệm là một quyền quy định cho Quốc hội, tại khoản 8 điều 70 là bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là quy định của Hiến pháp và đi xuyên suốt tất cả các Hiến pháp cho đến Hiến pháp năm 2013. Vì vậy theo tôi bỏ phiếu tín nhiệm phải được quy định cụ thể mà bản chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quy trình này khác hoàn toàn với lấy phiếu tín nhiệm, nó rất chặt chẽ. Còn lấy phiếu tín nhiệm có thể dẫn chiếu tới Nghị quyết của Quốc hội vì lấy phiếu tín nhiệm mình mới làm trong nhiệm kì này và mình còn thời gian để tiếp tục đánh giá tổng kết nữa”.

Về giám sát của Thường trực HĐND.

  • Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị trong lần sửa đổi này sẽ tiếp tục kế thừa pháp luật hiện hành quy định Thường trực Hội đồng nhân dân ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã đều có thẩm quyền giám sát.
  • Tuy nhiên, về phạm vi giám sát cụ thể của Thường trực HĐND từng cấp sẽ có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thẩm quyền đã được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương vừa được Quốc hội thông qua và phù hợp với vị trí, vai trò và cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND ở từng cấp.
  • Thời gian còn lại của phiên làm việc buổi sáng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Trưng cầu ý dân.
  • Theo chương trình. Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Trưng cầu ý dân và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu lập pháp.

Nguồn: http://enternews.vn.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon