Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử và những khó khăn khi sử dụng hóa đơn điện tử

Khi sử dụng hóa đơn, kế toán không tránh khỏi nhầm lẫn, sai sót hoặc cũng có những trường hợp khác doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thao tác hủy hóa đơn. Cũng như những khó khăn vẫn còn tồn đọng khi sử dụng hóa đơn điện tử. Mời quý vị cùng Tư vấn Blue chúng tôi tìm hiểu về những hướng dẫn hủy hóa đơn điện tử cũng như những khó khăn khi sử dụng hóa đơn điện tử như sau.

hd112

Hình minh họa

Phân biệt giữa HỦY hóa đơn và TIÊU HỦY hóa đơn điện tử:

Doanh nghiệp thực hiện TIÊU HỦY hóa đơn tức là không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử đó. Trường hợp doanh nghiệp được phép thực hiện tiêu hủy hóa đơn theo quy định ở khoản 4 điều 11 nghị định 119 là khi hóa đơn điện tử hết thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật và không có quyết định gì thêm về hóa đơn điện tử đó. Hóa đơn khi hủy không được làm ảnh hưởng đến những hóa đơn khác cũng như không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Doanh nghiệp thực hiện HỦY hóa đơn điện tử tức là thao tác xóa hết dữ liệu hóa đơn trên các thiết bị điện tử và các hình thức sao lưu trực tuyến, đám mây để không ai có thể truy xem hóa đơn đó dưới mọi hình thức. Hóa đơn điện tử bị hủy là hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

 Quy định về các trường hợp hủy hóa đơn điện tử:

Hủy hóa đơn giấy để chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử

Nghị định 119 về hóa đơn điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018. Với lộ trình thay đổi và áp dụng hóa đơn điện tử và khi nhận thức được rõ những bất cập của hóa đơn giấy và lợi ích của hóa đơn điện tử, nhiều doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử ngay cả khi hóa đơn giấy còn chưa hết. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các thủ tục hủy hóa đơn giấy còn lại. Và sau mốc lộ trình 31/10/2020, các doanh nghiệp cũng bắt buộc phải hủy toàn bộ hóa đơn giấy còn lại và sử dụng hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế.

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử nhưng không sử dụng

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 51, doanh nghiệp cần hủy hóa đơn trong thời hạn 30 ngày nếu đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử nhưng không sử dụng tính từ thời điểm không còn sử dụng.

Hóa đơn điện tử được lập có sai sót

Trong quá trình lập hóa đơn điện tử không có mã hay có mã của cơ quan thuế mà hóa đơn có lỗi và sai sót thì doanh nghiệp cần thực hiện thao tác hủy và lập hóa đơn điện tử điều chỉnh.

Cách xử lý hóa đơn điện tử lập sai theo đúng pháp luật

Những khó khăn trong việc áp dụng hóa đơn điện tử

Áp dụng hoá đơn điện tử, có nghĩa là DN phải hoàn toàn chủ động các công việc khởi tạo và phát hành hóa đơn; đơn giản hóa việc phát hành, quản lý hóa đơn; đơn giản hóa thủ tục kê khai thuế và tình hình sử dụng hóa đơn; hóa đơn mang theo nhiều hơn thông tin, hình ảnh đặc trưng của DN.

Thêm vào đó, DN sẽ dễ dàng tra cứu thông tin hóa đơn và kiểm soát phát hành hóa đơn, tiết kiệm chi phí giao dịch hóa đơn, chi phí phát hành hóa đơn; DN cũng tự chủ, tự chịu trách nhiệm với thông tin hóa đơn được phát hành, hạn chế rủi ro và đơn giản hơn trong công tác bảo quản, lưu trữ… Lợi ích áp dụng hóa đơn điện tử là rất rõ nhưng hiện tại chi phí áp dụng vẫn cao hơn nhiều so với việc DN tự in hóa đơn, đó là lý do đầu tiên DN không lựa chọn.

Bên cạnh đó, hóa đơn trong nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn là chứng từ giấy, hóa đơn điện tử chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nên khi mới áp dụng, các DN thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho khách hàng hiểu thế nào là hóa đơn điện tử và tính pháp lý của hóa đơn này.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử rất cần một hạ tầng kỹ thuật tốt, tuy nhiên không phải DN nào cũng sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về mặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin – viễn thông. Không có nhiều DN cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử có đủ quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, từ các thành phố lớn tới địa bàn huyện, xã…

Các DN nhỏ và vừa thường chậm trong việc tiếp cận công nghệ, ngại thay đổi. Mặc dù đã biết ưu điểm của hóa đơn điện tử nhưng nhiều DN do số lượng sử dụng không nhiều và số lượng hóa đơn giấy in còn rất nhiều trong kho nên vẫn còn đang “nghe ngóng” lộ trình chuyển đổi theo yêu cầu của cơ quan thuế. Hiện giờ thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng là một hạn chế, dẫn tới hóa đơn điện tử “chậm” được áp dụng và triển khai trên quy mô lớn.

Để có đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử, một trong những điều kiện mà các DN phải có được chính là hệ thống máy móc và trang thiết bị đảm bảo cho việc vận hành và sử dụng hóa đơn này. Ngoài ra, còn phải có một hệ thống nhân lực với trình độ cao để có thể sử dụng. Đó là chưa kể đến sự phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc khi có sự cố mắt điện hay hệ thống lỗi, hoặc mất tín hiệu internet thì các DN sẽ gặp vấn đề với loại hình hóa đơn này. Như vậy, việc chậm trễ trong việc xuất hàng hóa và ảnh hưởng tới công việc kinh doanh là điều rất dễ xảy ra.

Khi sử dụng hóa đơn điện tử sẽ dẫn đến nhiều vấn đề mà DN chưa biết cách xử lý, đặc biệt, đối với ngành nghề chuyên về vận chuyển. Khi vận chuyển hàng hóa phải có hóa đơn để trình cơ quan chức năng kiểm tra trên đường, như vậy khi dùng hóa đơn điện tử, DN không biết lấy hóa đơn nào để xuất trình. Đó là chưa kể các chi phí xác nhận, photo các hóa đơn chứng từ khi đối tác yêu cầu hóa đơn giấy rất mất thời gian.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, điều kiện để thực hiện giao dịch điện tử khắt khe và phức tạp hơn nên việc triển khai chậm hơn. Hóa đơn điện tử chạy bằng phần mềm phải có chứng thư kĩ thuật số, hạ tầng ngành Viễn thông cũng như các điều kiện khác từ phía các DN, như phải kết nối cơ quan thuế và cơ quan liên quan thì mới có thể sử dụng.

Đặc biệt, khi sử dụng phần mềm hoá đơn điện tử, bản thân các DN không chỉ liên kết với mỗi cơ quan thuế mà với ngân hàng, người mua, người bán. Các ngân hàng có thể thực hiện hoá đơn điện tử nhưng với người mua, người bán thì vẫn còn quá khó, khiến cho việc triển khai thực hiện phần mềm hóa đơn điện tử diễn ra chậm. Thêm vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm, các nhà mạng chưa đáp ứng điều kiện, bảo đảm cho hoạt động hóa đơn điện tử.

Mọi vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử quý vị hãy liên hệ với công ty Tư vấn Blue để được giải thích và tư vấn miễn phí.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon