Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

TPP hoàn tất và hành động của Việt Nam

(DĐDN) – Cuối cùng, sau gần một tuần đàm phán căng thẳng tại thành phố Atlanta, các Bộ trưởng Thương mại của 12 nước TPP gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã có tuyên bố lịch sử – hoàn tất thành công đàm phán Hiệp định TPP.

Trong tuyên bố đầu tiên của các Bộ trưởng kể từ khi kết thúc đàm phán, đại diện Thương mại Mỹ – ông Michael Froman đã phát biểu trong cuộc họp báo: “Sau hơn 5 năm đàm phán sâu rộng, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận nhằm hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tăng cường phát triển hòa nhập và khuyến khích sáng tạo trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Quan trọng hơn, thỏa thuận này đạt được mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra về một hiệp định tham vọng, toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, có lợi cho người dân các nước chúng ta”.

GDP thế giới sẽ tăng thêm gần 300 tỷ USD/ năm.

  • Có thể thấy, chưa bao giờ áp lực kết thúc đàm phán TPP lại lớn như vòng đàm phán này, bởi nếu không kết thúc được dịp này thì phải tới 2017, Hiệp định TPP mới có cơ hội kết thúc do sang năm 2016 cả Hoa Kỳ và Canada đều phải bận rộn với kỳ bầu cử. Xác định rõ như vậy nên dường như bằng mọi giá thành viên các đoàn đàm phán TPP đều tỏ rõ sự quyết tâm, “biết mình, biết người” để kết thúc bằng được 3 “nút thắt” chặt nhất ở vòng đàm phán cuối này là vấn đề dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với mặt hàng linh kiện ôtô nhập khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, Canada và Mỹ mở cửa thị trường cho các sản phẩm bơ sữa của New Zealand và thời gian giữ bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm sinh dược thế hệ mới cũng đã được các nhà đàm phán thông qua để đi đến một Hiệp định mang tính lịch sử này.
  • Trao đổi với báo giới ngay sau khi kết thúc đàm phán TPP, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, khi tham gia TPP, VN cam kết thực hiện và đáp ứng đầy đủ các quy định về quyền lợi người lao động. Còn Bộ trưởng Thương mại New Zealand, – ông Tim Groser cho rằng, việc đàm phán TPP kết thúc ở Atlanta là điều phi thường, thỏa thuận chỉ mới bắt đầu, một số nước khác rồi sẽ cùng tham gia bởi TPP có lợi cho tất cả thế hệ người dân các nước.
  • Như vậy, sau khi chính thức được thông qua, người ta dự báo Hiệp định TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu, và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
  • Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama xem TPP là cách để mở cánh cửa các thị trường cho hàng XK của Mỹ, bao gồm dịch vụ tài chính và dược phẩm. Giới chức Mỹ cũng xem TPP như một cách để tạo ra đối trọng với sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực châu Á.
TPP hoàn tất và hành động của Việt Nam

        TPP hoàn tất và hành động của Việt Nam

Cơ hội chưa từng có cho VN.

  • Người ta tin rằng, việc kết thúc đàm phán TPP chắc chắn sẽ mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế VN, chắc chắn tác động của nó sẽ hơn nhiều WTO mà VN đã tham gia từ năm 2007. Nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cho thấy, VN sẽ là nước có thu nhập và XK tăng mạnh nhất trong 12 quốc gia TPP, với lần lượt 13,6% và 31,7%.
  • Trao đổi với báo giới ngay sau khi có tin TPP kết thúc đàm phán, ông Adam R. Sitkoff – giám đốc Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội (Amcham Hà Nội) nhận định, việc kết thúc đàm phán TPP là tin tức tốt lành cho cả Mỹ và VN, nhất là các nhà đầu tư, người lao động, nông dân và người tiêu dùng. Sẽ gia tăng đầu tư của Mỹ vào VN, qua đó sẽ tích hợp VN vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo việc làm chất lượng cho công nhân Việt, và mở ra một thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.
  • Cũng theo ông Adam R. Sitkoff: “TPP sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế song phương VN – Hoa Kỳ, sẽ tác động biến đổi môi trường kinh doanh ở VN, mang đến những cơ hội mới để VN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên phạm vi toàn cầu nó sẽ định hình thương mại trong thế kỷ 21 và sẽ hỗ trợ trong việc xé bỏ các rào cản thương mại trong các lĩnh vực như tiếp cận thị trường, mua sắm chính phủ, thiết lập các tiêu chuẩn mới cho sự gắn kết quy định, các quyền của người lao động, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận này cũng sẽ cho phép khu vực tư nhân đẩy mạnh tham gia thị trường, sẽ kích thích cạnh tranh, sẽ thu hút đầu tư nước ngoài, và sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng…Do đó sẽ tạo ra cơ hội đáng kể cho các DNVN cũng như việc làm và tăng thu nhập cho người lao động VN”.
  • TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, TPP rất giá trị với VN bởi các thành viên TPP đều là những nước có nền kinh tế phát triển và là thị trường XK chính của các mặt hàng thế mạnh của VN hiện nay, chẳng hạn như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia… Vì vậy, ông Thành lạc quan cho rằng khi TPP chính thức đi vào thực thi GDP của VN có thể tăng thêm tương ứng 68 tỉ USD và 36 tỉ USD hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP.
  • Trong lĩnh vực thu hút vốn FDI, vốn từ các nước thành viên TPP sẽ tràn vào VN, điều này có thể sẽ mang lại những giá trị lan tỏa rất lớn cho VN, nhất là về công nghệ và kỹ năng quản lý.

Cẩn thận rủi ro.

  • Bên cạnh những cơ hội như trên, các chuyên gia cũng cảnh báo nếu không có những chính sách vĩ mô thích hợp và thiếu những cải cách bên trong cần thiết, rất có thể những cơ hội lại trở thành những rủi ro cho nền kinh tế VN. Điều nhìn thấy rõ nhất là các DN VN sẽ phải nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình, bởi nếu không hàng hóa từ các nước sẽ vào VN và “bóp chết” hàng hóa trong nước. Những DN thiếu năng lực cạnh tranh có thể sẽ phải đóng cửa để nhường chỗ cho những DN khác, đó là quy luật của thị trường khi tham gia vào TPP.
  • Theo các chuyên gia, TPP là sự thay đổi về luật chơi, VN phải chủ động thay đổi thể chế để DN VN tận dụng được cơ hội mà hiệp định mang lại. Chủ động thay đổi về tư duy quản lý DNNN, về thể chế là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh (không phải là quản), để giảm rủi ro, chi phí trong nước, hỗ trợ DN tiếp cận những chuẩn mực toàn cầu.
  • TS Lê Đăng Doanh bình luận, DN VN sẽ đối diện với thách thức lớn là các rào cản kĩ thuật đi kèm. Có nghĩa, hàng hoá phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì, bảo đảm dư lượng kháng sinh, hoá chất, các điều kiện của lao động phải được bảo đảm…Trong đó, hai ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nông nghiệp và dệt may. Ông ví dụ, trong nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi của VN chủ yếu là quy mô nhỏ, không có khả năng cạnh tranh nên sẽ rất dễ bị thua thiệt. Hay như trong lĩnh vực dệt may được xem là ngành sẽ tăng kim ngạch XK lên tới 30 tỷ USD vào năm 2020, 55 tỷ vào 2030.
  • “Tuy nhiên, nhiều DN dệt may lớn đang lo ngại về khả năng tận dụng cơ hội từ TPP với nguyên tắc “Yarn Forward” (nguyên tắc xuất xứ tính từ sợi trở đi), đòi hỏi hàm lượng TPP ở mức cao” – ông Doanh nhấn mạnh.
  • Tất nhiên, để TPP thực sự đi vào thực thi thì các thành viên TPP sẽ vẫn còn phải qua một “cửa ải” cuối cùng là quốc hội và Chính phủ một số nước TPP thông qua. Dù chỉ là thủ tục xong ở một số nước điều này lại không phải dễ dàng, chẳng hạn như Mỹ, phải tới tháng 1/2016 mới có thể thông qua ở Quốc hội, trong khi gần đây một số nghị sĩ của cả Đảng Dân chủ và Cộng Hòa đều phản đối vì e ngại khả năng thao túng tỷ giá của các nước tham gia TPP và nguy cơ đối với thị trường lao động nội địa do các DN Mỹ sẽ tìm kiếm nguồn nhân công rẻ hơn tại nước ngoài. Thậm chí, các Nghị sĩ còn gửi thư yêu cầu đại diện thương mại nước này để yêu cầu các nước TPP phải mở cửa cho nông sản Mỹ.
Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon