Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Một số thay đổi trong việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đã trở nên phổ biến nhờ sự tăng lên của dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp và nhờ sự ký kết các hợp ước quốc tế tự do thương mại như WTO, ASEAN, nên chính phủ đã có một số thay đổi để phù hợp và thuận tiện hơn cho các đối tượng lao động…Tư vấn Blue Nghệ An xin chia sẻ với quý vị một số thay đổi trong việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam như sau.images (100)

Nguồn Internet

Đối tượng nước ngoài được miễn cấp giấy phép lao động đã được mở rộng hơn

– Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác

– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.

– Người có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội

– Đối tượng vào làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm. Đây là sự thay đổi mới giúp người sử dụng lao động sẽ được hưởng lợi nếu muốn cử các vị trí trên vào Việt Nam trong thời gian ngắn. Đặc biệt là người sử dụng lao động không cần nộp đơn lên Sở Lao động để có thư xác nhận miễn giấy phép lao động đối với những đối tượng này (điều này là bắt buộc với các trường hợp miễn khác)

– Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 2 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 11.

Mở rộng về định nghĩa khi cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Nghị định mới định nghĩa rõ ràng hơn với các đối tượng nước ngoài được cấp giấy phép lao động

Chuyên gia: phải có 1 trong 2 điều kiện sau

– Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.

– Hoặc có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc (trong khi quy định cũ là 5 năm làm việc) trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam

Nhà quản lý, giám đốc điều hành:

– Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

– Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Lao động kỹ thuật:

– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và làm việc ít nhất 3 năm trong chuyên ngành được đào tạo. Tương tự như lĩnh vực chuyên gia, lĩnh vực lao động kỹ thuật cũng có sự thay đổi về kinh nghiệm làm việc từ 5 xuống còn 3 năm

Thời gian và Thủ tục: những thay đổi đáng kể:

Lý lịch tư pháp: Đối với cá nhân chưa từng cư trú tại Việt Nam, yêu cầu phải có lý lịch tư pháp tại nước ngoài. Nhưng đối với các nhân đã từng cư trú tại Việt Nam, chỉ cần lý lịch tư pháp tại Việt Nam hoặc nước ngoài còn thời hạn trong 6 tháng ( trong khi quy định trước đó bắt buộc phải có cả 2 bản lý lịch tư pháp)

Giấy khám sức khỏe : hiện tại nới rộng thời gian hiệu lực trong 12 tháng (quy định trước là 6 tháng)

Thời gian xử lý hồ sơ: rút ngắn chỉ còn 7 ngày (thay vì 10 ngày như trước đây).

– Đặc biệt, thời gian cấp lại giấy phép lao động bắt buộc phải còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam (phải có giá trị dưới 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
  • Lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bản chứng minh trình độ phù hợp với công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật: bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm từ công ty khác…
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu.
  • Ngoài ra, đối với các ngành, nghề có yêu cầu đặc biệt (cầu thủ bóng đá, phi công, bảo dưỡng máy bay) hoặc các trường hợp lao động nước ngoài cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện hợp đồng, chào bán dịch vụ…tại Việt Nam, hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Tương tự như hồ sơ xin chấp thuận, người sử dụng lao động cũng được phép nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan chấp thuận hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.

Thời hạn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền: 07 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Nộp hồ sơ qua mạng, thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.

Lưu ý: Các giấy tờ của người nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực trước khi nộp.

Trên đây là những thông tin về một số thay đổi trong việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Namcông ty Tư vấn Blue Nghệ An muốn gửi đến quý vị, cũng như các thủ tục cần thiết để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon