Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Hợp đồng nhà, đất đã công chứng, có được hủy?

Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó.

Cách thức lập, hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền; thủ tục mua nhà, đất của Việt kiều và người nước ngoài… là những nội dung được rất nhiều bạn đọc quan tâm tại buổi giao lưu trực tuyến Công chứng hợp đồng nhà, đất do Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào sáng 28-7.

Hợp đồng nhà, đất đã công chứng, có được hủy?

Hợp đồng nhà, đất đã công chứng, có được hủy?

Ủy quyền nào không buộc phải công chứng?

  • Từ chỗ “nghe nói hiện nay hợp đồng ủy quyền không còn bắt buộc phải công chứng nữa” nên bạn đọc Đặng Thiên Cô (Ngân hàng OCB) băn khoăn: “Nếu đúng vậy thì khi nhận thế chấp nhà gặp những hợp đồng ủy quyền không có công chứng, làm sao biết được có hợp pháp không?”.
  • Công chứng viên (CCV) Nguyễn Trí Hòa – Trưởng phòng Công chứng số 1 TP.HCM xác định: Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở  thì chỉ có trường hợp ủy quyền quản lý nhà ở mới không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, nói hợp đồng ủy quyền nhà ở không còn bắt buộc phải công chứng là chưa chính xác. “Trong trường hợp thế chấp nhà, nếu chủ sở hữu không trực tiếp ký hợp đồng thế chấp mà thông qua ủy quyền thì ủy quyền này phải được công chứng hoặc chứng thực” – ông Hòa lưu ý.Ngại “đi tới lui phiền quá”, bạn đọc Phạm Thị Thủy (quận 9) hỏi: “Tôi cho thuê nhà một năm thì người thuê yêu cầu tôi phải đi công chứng. Việc này do thỏa thuận hay luật bắt buộc để tôi còn biết đường tính?”. CCV Nguyễn Hồ Phương Vinh – Phó phòng Công chứng số 1 tư vấn: “Hai bên có thể thỏa thuận là có nên yêu cầu công chứng hợp đồng hay không để cùng thực hiện”. Ông Vinh giải thích: “Theo Điều 122 Luật Nhà ở thì việc cho thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Công chứng  thì CCV vẫn thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch khi cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu”.Không thể đơn phương hủy hợp đồng.
  • Cùng có ý định hủy bỏ hợp đồng nhưng mỗi trường hợp đều có lý do riêng. Bạn đọc Thu Hường (TP.HCM) nêu vấn đề với tư cách người bán: “Tôi ký hợp đồng chuyển nhượng 1/2 mảnh đất cho người bạn. Họ hẹn hai tháng sau khi đi công chứng sẽ gửi 50% tiền còn lại. Nay đúng hạn mà họ không trả, vậy tôi tự ý ra công chứng hủy hợp đồng đã bán được không?”. Còn bạn đọc Huỳnh Trí Dũng (phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM) đặt ra tình huống dành cho người mua: “Tôi có đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng một lô đất đã có giấy hồng nhưng chưa sang tên… Giờ bên bán có thể đơn phương hủy hợp đồng đã công chứng không?”.
  • Căn cứ vào Điều 51 Luật Công chứng, CCV Dương Thị Cẩm Thủy – Văn phòng Công chứng Tân Phú giải đáp: “Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả người tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Nếu bạn đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng tại một tổ chức hành nghề công chứng thì bạn không thể tự ý hủy bỏ hợp đồng đã giao kết”. Tương tự, CCV Nguyễn Hoàng Phi – Phó Văn phòng Công chứng Tân Phú khẳng định: “Ngay cả khi hai bên không thống nhất được với nhau về việc thực hiện hợp đồng, bên bán cũng không có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng”.
  • Liên quan đến thẩm quyền hủy bỏ hợp đồng, bạn đọc Vu Ha Thu (Công ty TNHH Vận tải quốc tế tại Hải Phòng) hỏi: “Muốn hủy bỏ hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền (chưa thực hiện) được công chứng ở hai nơi thìphải làm sao, đặc biệt là một bên đã công chứng hợp đồng tại cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài?”. CCV Nguyễn Trí Hòa hướng dẫn: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do CCV tiến hành.Theo đó, có thể hiểu rằng tổ chức hành nghề công chứng nào đã chứng những việc gì thì có thẩm quyền hủy bỏ phạm vi công việc mà trước đây mình đã chứng nhận. Nếu việc công chứng được thực hiện ở hai nơi khác nhau thì việc hủy bỏ phải được tiến hành ở hai nơi”.

Hai câu hỏi “làm khó” công chứng viên

  • Đó là hai câu hỏi về việc mua, bán nhà của người nước ngoài. Bạn đọc Hồ Văn Long (quận 7, TP.HCM) phản ánh: “Tôi đang có nhu cầu bán nhà cho người nước ngoài nhưng khi tôi liên hệ các phòng công chứng để làm hợp đồng mua bán thì đều bị từ chối…”. Bạn đọc Tuấn Phạm (Long An) còn hỏi thêm: “Khi Việt kiều (hay người nước ngoài) mua nhà thì có được công chứng cả nhà lẫn đất?”.
  • CCV Nguyễn Hồ Phương Vinh cho biết: Hiện nay theo quy định của Điều 159, 160 Luật Nhà ở, một trong những đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghị định và thông tư hướng dẫn việc này. CCV Nguyễn Trí Hòa cũng xác nhận: “Chính phủ chưa quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam”. Riêng việc công chứng nhà hay đất hoặc cả nhà và đất, ông cho rằng tùy theo đối tượng giao dịch của hợp đồng mà các bên đã chọn. Ví dụ mua nhà chung cư thì chỉ công chứng nhà, nếu mua nhà riêng lẻ thì công chứng cả nhà và đất.

Theo Pháp luật TP.HCM

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon