Ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin là không thể thiếu đối với mọi người : phần mềm bán hàng, phần mềm học tập, …. Chính vì vậy mà nhu cầu có những phần mềm ngày càng cao. Việc thành lập công ty công nghệ thông tin là một hướng đi tất yếu. Vậy thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin như thế nào? Công ty Tư vấn Blue xin được chia sẻ như sau.
Cơ sở pháp lý.
– Luật công nghệ thông tin, luật xuất bản, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. – Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.
STT | TÊN NGÀNH | MÃ NGÀNH |
1 | Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính | 6202 |
2 | Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan | 6311 |
3 | Xuất bản phần mềm | 5820 |
Chi tiết: sản xuất phần mềm | ||
4 | Lập trình máy vi tính | 6201 |
Chi tiết: Viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm. Lập trình các phần mềm nhúng | ||
5 | Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính | 6209 |
Chi tiết: Khắc phục các sự cố máy tính và cài đặt phần mềm ( trừ kinh doanh đại lý cung cấp dịch vụ truy cập internet) | ||
6 | Cổng thông tin | 6312 |
Chi tiết: Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp |
Điều kiện để thành lập công ty công nghệ thông tin
Thật may, hiện tại doanh nghiệp có thể thành lập công ty công nghệ thông tin như thành lập các công ty bình thường khác và đăng ký các mã ngành trên mà không cần điều kiện về chứng chỉ, bằng cấp…
Về vốn điều lệ:
Các ngành nghề này không yêu cầu mức tối thiểu là bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp lựa chọn vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài phải đóng hằng năm là 2 triệu đồng, nếu vốn trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài phải đóng hàng năm là 3 triệu đồng. Do đó, mức vốn này tùy thuộc vào tài chính và quy mô của doanh nghiệp. Thực tế các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty công nghệ thông tin tại Anpha thường đăng ký vốn dưới 10 tỷ đồng.
Về địa chỉ kinh doanh:
Yêu cầu địa chỉ này không được là chung cư. Nhà thuê hay nhà chính chủ đều được. Không yêu cầu phải có hộ khẩu hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Về chính sách thuế:
Riêng đối với ngành sản xuất phần mềm thì chính sách ưu đãi thuế nhà nước dành cho doanh nghiệp như sau:
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp mới thành lập bên lĩnh vực đầu tư sản xuất phần mềm được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% (Bình thường là 20%) trong thời hạn 10 năm. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo. Chú ý rằng: chính sách ưu đãi này chỉ áp dụng cho công ty có dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực sản xuất phần mềm chứ không áp dụng cho công ty hoạt động về lĩnh vực mua bán phần mềm
Thuế giá trị gia tăng: Phần mềm máy tính thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Về thành phần, thủ tục hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công nghệ thông tin
- Điều lệ công ty công nghệ thông tin
- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần)
- CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng
- Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn)
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp.
- Mã số doanh nghiệp.
Về thời gian nhận được kết quả
Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ và đúng quy định thì sau 3 ngày làm việc (không kể ngày nộp, ngày lễ, Tết, ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật), doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép kinh doanh
Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập công ty công nghệ thông tin, quý vị hãy liên hệ công Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.