Đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nói riêng tại nước ngoài có thể được xem là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập vào một sân chơi chung của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Tuy vậy việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài cũng đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, bởi vậy các doanh nghiệp cần phải xác định được đâu là thị trường trọng điểm của mình để quyết định việc đăng ký. Tư vấn Blue xin được gửi đến quý vị các thông tin về thủ tục đăng ký đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam như sau.
Lựa chọn loại hình đăng ký thương hiệu phù hợp:
1. Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (theo thỏa ước và Nghị định thư)
– Việt Nam hiện là thành viên của cả Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư Madrid.
– Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở tại Việt Nam thông qua Cục sở hữu trí tuệ.
– Người nộp đơn chỉ cần dùng một đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký nhãn hiệu
– Người nộp đơn có thể tận dụng thủ tục đăng ký đơn giản, tiện lợi (chỉ nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất) tiết kiệm thời gian và chi phí trong trường hợp đăng ký ở nhiều nước một lúc
– Về thời hạn thẩm định đơn đăng ký quốc tế là 12 hoặc 18 tháng, tùy thuộc vào nước thành viên được chỉ định.
2. Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia
– Chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó, ví dụ tại Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
– Sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký.
– Thời hạn xem xét đơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó, thủ tục này rất khác nhau ở từng quốc gia.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài:
– Bước đầu là tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu
– Bước tiếp theo là đăng ký nhãn hiệu
Các tài liệu cung cấp cho việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài:
+ Mẫu nhãn hiệu;
+ Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký;
+ Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam;
+ Chi phí, thời gian đăng ký: Sẽ theo quy định cụ thể tại từng Quốc gia, sẽ báo lại cho quí khách sau khi gửi yêu cầu.
+ Giấy uỷ quyền (cung cấp sau khi nhận được yêu cầu).
Một số lưu ý về thủ tục đăng ký thương hiệu quốc tế
+ Để được đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước sở tại trước khi làm thủ tục đăng ký theo văn kiện Thỏa ước Madrid.
+ Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ.
+ Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký theo Thoả ước Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên. Việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên.
+ Thông thường, trong vòng 12 tháng (Theo Thỏa ước) kể từ khi đơn được nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn qui định trên).
+ Thời hạn bảo hộ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là 20 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
+ Doanh nghiệp hàng nộp phí theo quy định khi nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Nếu quý vị cần tìm hiểu cũng như tư vấn thêm về thủ tục đăng ký đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam hãy liên hệ ngay với công ty Tư vấn Blue Chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.