Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh… Hãy cùng Tư vấn Blue Nghệ An tìm hiểu các thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Mặc dù đăng ký bản quyền không phải là bắt buộc, tuy nhiên nếu cá nhân hoặc tổ chức là tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả/ quyền liên quan với Cục bản quyền tác giả – văn học nghệ thuật sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi khi có tranh chấp xảy ra.
Người có quyền được đăng ký quyền tác giả
– Tác giả, chủ sở hữu có quyền được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm vả chủ sở hữu quyền tác giả.
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó dược công bố lần đầu tiên ở nước khác;tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả
Quyền nhân thân của tác giả: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản quy định có thời hạn bảo hộ sau:
– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm kể từ khi các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình.
Tác phẩm khác không thuộc các loại hình tác phẩm kể trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Tài liệu cần để đăng ký bản quyền tác giả
Theo Bộ Luật sở hữu trí tuệ 2014 ghi tại khoản 2 điều 50, Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Chuyển nhượng quyền tác giả:
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật liên quan.
Quyền nhân thân không được phép chuyển nhượng:
– Quyền đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Riêng quyền nhân thân công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì vẫn được chuyển nhượng.
Lưu ý: Trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả đồng chủ sở hữu. Trường hợp tác phẩm có thể tách ra các phần riêng biệt thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần riêng biệt có thể chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt đó.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả:
Các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:
– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
– Căn cứ chuyển nhượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trên đây là các thông tin về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Nếu quý vị còn thắc mắc nào về vấn đề trên hay các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ hãy liên hệ với Tư vấn Blue Nghệ An để được tư vấn thêm.