Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính do cá nhân, tổ chức sở hữu sản phẩm thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để được pháp luật thừa nhận quyền và bảo vệ. Khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thành công, thông tin về kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu và tác giả sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin chia sẻ những lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:

Công ty Luật Blue tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp

Công ty Luật Blue tư vấn pháp lý thành lập doanh nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

Những lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thứ nhất, do bạn không nêu rõ sản phẩm của công ty bạn là gì nên chúng tôi cần lưu ý với bạn về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp như sau:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thứ hai, theo quy định tại điều 63, Luật Sở hữu trí tuệ thì điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

  • Có tính mới;
  • Có tính sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

a, Về tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất ký hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Cụ thể:

  • Nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó thì không được coi là khác biệt đáng kể.
  • Được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
  • Được coi là không bị mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp được quy định tại khoản 4, điều 66, Luật Sở hữu trí tuệ.

b, Về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

c, Về khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đơn đăng ký kiểu dáng có khá nhiều hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, nếu không kịp chuẩn bị đầy đủ ngay trong 1 lần thì ít nhất chủ thể nộp đơn cần bắt buộc cung cấp:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ dự kiến đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
  • Chứng từ nộp lệ phí;

Các loại giấy tờ như:

  • Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên;
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp; Giấy chứng nhận thừa kế; Văn bản chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc; Hợp đồng lao động…

Có thể bổ sung sau khi đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tùy vào từng trường hợp cụ thể.
để có thể bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ của mình, chủ sở hữu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho sản phẩm, ngoài ra cần thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật và nhanh chóng nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm của mình. Việc sản phẩm được bảo hộ sẽ giúp cho cá nhân, công ty thu được nhiều lợi nhuận trong quá trình hoạt động của mình, ngoài ra tránh được các rủi ro khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Mọi vấn đề vướng mắc về những lưu ý khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, quý vị hãy liên hệ Tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon