Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Nghệ An  - Thành lập công ty tại Vinh Nghệ An  - Chuyển nhượng sổ đỏ tại Nghệ An  - Hồ sơ cấp phép phòng cháy chữa cháy tại Nghệ An

Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Nghệ An

Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Là loại hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay với những cá nhân kinh doanh đơn lẻ, trong bài viết này Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký  thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Nghệ An như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định Hồ sơ, trình tự, thủ tục bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

  • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Số vốn kinh doanh;
  • Số lao động;
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

2. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định)

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh

Lưu ý phải biết để tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Để có được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký cần lưu ý để tránh được những sai sót trong quá trình làm thủ tục cũng như những rủi ro (nếu có) trong quá trình hoạt động sau này.

Thứ nhất, đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy phép hộ kinh doanh của mình. Hoặc hộ gia đình có nhiều cùng nhau muốn cùng nhau kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người được thay mặt (đại diện) cho hộ gia đình.

-Thứ hai, cũng giống như thành lập doanh nghiệp, bắt buộc hộ kinh doanh cũng phải có tên riêng – tên này phải đảm bảo 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Ngoài ra cũng cần lưu ý tên này không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi Quận (huyện); không được sử dụng tên tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tên tiếng anh phải đảm bảo giữa những kí tự phải có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh E.M.I.L.Y.

Thứ ba, một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty.

Thứ tư, hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến. Tuy nhiên cần phải lưu ý thêm là việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn. Nên khi quyết định đăng ký số vốn thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Những khó khăn, may rủi có thể xảy ra và những tài sản cá nhân không nằm trong số vốn điều lệ đăng kí ban đầu có thể sẽ được bỏ ra để khắc phục hậu quả mà hộ kinh doanh mắc phải.

Thứ năm, số lượng lao động mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là từ 9 lao động trở xuống. Nếu từ lao động thứ 10 trở lên thì hộ kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng phạt vi phạm.

Thứ sáu, về ngành nghề được đăng ký thì hộ kinh doanh muốn kinh doanh ngành nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.

Mọi vấn đề vướng mắc về thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Nghệ An, quý vị  hãy liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Liên hệ văn phòng luật sư doanh nghiệp Blue

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon