Điểm khác biệt căn bản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn với doanh nghiệp tư nhân là tư cách pháp lý và chế độ chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ tài chính. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, ngoài phần vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, còn công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ đã đăng ký, nên với những lợi thế như vậy, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đã chuyển đổi mô hình để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì những ưu điểm hơn doanh nghiệp tư nhân nên loại hình công ty TNHH được lựa chọn nhiều hơn khi khởi nghiệp. Trong bài viết này Tư vấn Blue xin chia sẻ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH như sau:
Thành phần hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH
- Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Phụ lục I-2, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) hoặc Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
- Điều lệ công ty chuyển đổi;
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý
- Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Phụ lục I-6, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT); bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
- Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
- Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Trình tự thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH:
Sau khi có quyết định chuyển đổi, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp.
Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Khắc lại con dấu và trước khi sử dụng con dấu mới, công ty phải thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh về mẫu con dấu, số lượng con dấu theo Phụ lục II-9 tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
Lệ phí:
- 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư số 130/2017/TT-BTC)
Để thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện thuận lợi trong thực tế, các quy định của pháp luật cần được bổ sung và cần bảo đảm được một số yêu cầu như: Có hướng dẫn chi tiết từng văn bản trong bộ hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp như mẫu văn bản cam kết về các khoản nợ chưa thanh toán, văn bản thỏa thuận tiếp nhận thực hiện quyền và nghĩa vụ các hợp đồng chưa thanh lý, văn bản thỏa thuận với thành viên góp vốn khác về sử dụng đội ngũ lao động cũ… Quy định các hợp đồng đang được thực hiện giữa doanh nghiệp tư nhân với các chủ thể khác nay chuyển sang công ty TNHH kế thừa thì có phải thay đổi hợp đồng hay không phải thay đổi; Các khoản tiền thanh toán cho nhau qua hệ thống ngân hàng có được quyết toán thuế theo công ty mới hay không để tránh các hệ lụy khi xử lý những hợp đồng này, đặc biệt trước cơ quan thuế. Bảo đảm kiểm soát được quá trình thực hiện các hợp đồng chưa thanh lý mà chủ doanh nghiệp thỏa thuận với các bên về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện để tránh thiệt hại cho đối tác của hợp đồng này khi nó chỉ được bảo đảm bằng sự trung thực của chủ DNTN.
Nếu quý vị có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, hãy liên hệ luật Blue để được hỗ trợ.